SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Sự khác biệt phải đem lại giá trị cho khách hàng.

Tạo sự khác biệt mà không đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng thì sự khác biệt đó cũng không có ý nghĩa.

Kinh doanh năm 2018: Ba yếu tố cần sự đột phá

Hàng tiêu dùng nhanh: thương hiệu nội địa chiếm ưu thế 

Thị trường Việt Nam, “mảnh đất màu mỡ” của thương hiệu nước ngoài

Bảo Việt - niềm tự hào thương hiệu Việt 

Định giá thương hiệu doanh nghiệp tại Việt Nam

Cả lý thuyết lẫn thực tiễn đều coi trọng vai trò của sự khác biệt. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố này trong kinh doanh. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi mọi startup (người/doanh nghiệp khởi nghiệp) đều phải tìm kiếm lối đi riêng và sự khác biệt.
Khác biệt hay là chết?
Uber gia nhập thị trường vận chuyển hành khách, các hãng taxi truyền thống khắp thế giới lao đao. Tại Việt Nam, khi Uber và Grab cùng nhảy vào, các ông lớn ngành taxi đang "làm mưa làm gió” bỗng trở thành những kẻ thất thế, mất dần miếng bánh thị phần vào tay hai đối thủ mới xuất hiện.
Uber và Grab đang thắng thế, và sự thắng thế này nhờ vào lợi thế cạnh tranh mà hai "tân binh" này có được. Nhiều người nói chiến thắng ngoạn mục này là nhờ vào mô hình kinh doanh khác biệt. Và chính sự khác biệt hóa (differentiation) đã đem chiến thắng đến cho hai đối thủ mới này. Hầu như ai cũng nghĩ vậy!
Thế Giới Di Động phát triển như vũ bão với hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc. Chuỗi cửa hàng này bứt phá ngoạn mục, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng lĩnh vực và có cùng đặc thù kinh doanh. Thế Giới Di Động rõ ràng đã tạo ra sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng. Và nhiều chuyên gia marketing cũng nhìn nhận như vậy. Chính sự khác biệt trong cung cách phục vụ, phương thức quản lý chuỗi cửa hàng... đã tạo lợi thế cạnh tranh cho Thế Giới Di Động. Hầu hết mọi người đều tin như thế!
Sách vở, tài liệu về marketing và chiến lược kinh doanh đều viết về sự khác biệt hóa. Khác biệt hóa cũng là một trong ba chiến lược phổ quát (generic strategy), theo Michael E. Porter - người được xem là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh. "Khác biệt hay là chết?" đã trở thành câu khẩu hiệu hầu như doanh nghiệp và người tiêu dùng nào cũng biết.
Một quán bún bò mới ra đời, để cạnh tranh với các quán bún bò lân cận, nó cần có gì đó khác biệt. Một quán cà phê vỉa hè mới xuất hiện, muốn lấy khách từ các quán bên cạnh, nó cũng cần có gì đó khác biệt. Rồi một cửa hàng quần áo thời trang ở một khu vực chuyên kinh doanh quần áo thời trang, một nhà hàng trên một dãy phố có nhiều nhà hàng cũng thế.
Lớn hơn nữa là một thương hiệu nước giải khát, một thương hiệu ô tô..., tất cả đều cần có sự khác biệt để cạnh tranh và chiến thắng. Ngay cả việc bán giá rẻ hơn đối thủ, nhờ vị thế dẫn đầu về chi phí thấp, cũng là một sự khác biệt về giá.
Cả lý thuyết lẫn thực tiễn đều coi trọng vai trò của sự khác biệt. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố này trong kinh doanh.
Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi mọi startup đều phải tìm kiếm lối đi riêng và sự khác biệt. Không ai muốn bắt chước, không ai muốn đi vào lối mòn của những "người khổng lồ” đi trước (vì biết là không thể thắng nổi). Và tất nhiên, sự khác biệt luôn đòi hỏi óc sáng tạo, sự liều lĩnh, táo bạo và lòng kiên trì. Thế nhưng, liệu khác biệt thôi đã đủ chưa?
Khác biệt là yếu tố quan trọng nhưng không là tất cả

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates