SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Sẽ có Thông tư ban hành Quy định mới về phòng học bộ môn

  •  
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư và Quy định mới về phòng học bộ môn để xin ý kiến rộng rãi. Quy định này sẽ thay thế Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Xin chia sẻ để các bạn có quan tâm tham khảo. 
Dưới đây là một số chương trong Dự thảo:
Chương II
QUY CÁCH PHÒNG HỌC BỘ MÔN 
Điều 4Phòng học bộ môn
  1. Loại phòng học bộ môna) Trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;b) Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí);c) Trường trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật);
    Phòng học bộ môn Vật lýPhòng học bộ môn Vật lý
    d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định các phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn của trường phổ thông có nhiều cấp học được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
  2. Số lượng phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  3. Tên phòng học bộ môn được đặt theo tên môn học, nếu cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì đánh thêm số thứ tự để phân biệt.
Điều 5Quy cách phòng học bộ môn
  1. Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh.a) Trường tiểu học
    Đối với phòng học bộ môn Tin học, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50 m2;
    Đối với phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50 m2.
    Phòng học bộ môn Ngoại ngữPhòng học bộ môn Ngoại ngữ
    b) Trường trung học cơ sở
    Đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Tin học, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;

    Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,25 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;
    Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2.c) Trường trung học phổ thông
    Đối với phòng học bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;

    Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,45 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;
    Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2.
    d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định diện tích làm việc tối thiểu các phòng học bộ môn.2
  2. Kích thước phòng học bộ môna) Chiều rộng phòng học bộ môn (tính theo chiều vuông góc với hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn): Đối với cấp tiểu học không nhỏ hơn 5,70 m; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông không nhỏ hơn 7,20 m;b) Chiều dài phòng học bộ môn (tính theo chiều dọc hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn) không lớn hơn 2 lần chiều rộng;c) Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) từ 3,30 m trở lên. Trong trường hợp sử dụng nền giả để bố trí ngầm hệ thống kĩ thuật, chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) không nhỏ hơn 2,80 m.3.
  3. Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học và một số môn học có nhiều thiết bị thực hành phải có phòng chuẩn bị. Phòng chuẩn bị được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn với diện tích làm việc từ 12 m2 đến 27 m2.
    Phòng học bộ môn Hoá họcPhòng học bộ môn Hoá học
Điều 6. Phòng thiết bị giáo dục
  1. Cơ sở giáo dục phổ thông phải có tối thiểu 01 phòng thiết bị giáo dục để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn.
  2. Thiết bị dạy học trong phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp riêng biệt theo từng môn học, khối lớp.
  3. Diện tích làm việc tối thiểu phòng thiết bị giáo dục không nhỏ hơn 48m2.

Chương III
THIẾT BỊ PHÒNG HỌC BỘ MÔN 
Điều 7Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn
  1. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn bao gồm:a) Thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đảm bảo việc tổ chức dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục của môn học;b) Thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành nâng cao của chuyên đề dạy học, nghiên cứu khoa học phù hợp chương trình giáo dục của môn học.
  2. Yêu cầu thiết bị dạy học trong phòng học bộ môna) Số lượng thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn phải đảm bảo đầy đủ theo quy định tại danh mục thiết bị dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;b) Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn được bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học, phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, công năng sử dụng, nội dung môn học nhằm đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, bảo quản và không làm giảm tính năng của từng phòng học bộ môn;c) Các loại hóa chất được bố trí, sắp xếp, bảo quản riêng biệt không gây ảnh hưởng, phá hủy các thiết bị dạy học khác.
Điều 8. Thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn
  1. Thiết bị nội thất chuyên dùng bao gồm:a) Bàn, ghế, bảng viết, tủ, kệ, giá đỡ chuyên dùng;b) Tủ sấy, tủ hút thoát khí thải, mùi và hơi độc;c) Hệ thống chậu rửa, vòi nước chuyên dùng;d) Hệ thống điện chuyên dùng;đ) Tủ thuốc y tế;
    e) Các thiết bị nội thất chuyên dùng khác.
    Phòng học bộ môn Âm nhạcPhòng học bộ môn Âm nhạc
  2. Yêu cầu thiết bị nội thất chuyên dùnga) Số lượng thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn phải đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành theo chương trình giáo dục của môn học;b) Phòng học bộ môn phải được thiết kế và trang bị nội thất đồng bộ, khoa học và thuận tiện khi sử dụng;c) Bàn, ghế phòng học bộ môn được bố trí đảm bảo các quy định về góc nhìn bảng viết, khoảng cách giữa các dãy bàn, hàng bàn, bảng viết và các tường bao quanh đảm bảo tổ chức dạy học thí nghiệm, thực hành theo nhóm; Bàn, ghế phòng học bộ môn là loại chuyên dùng, có thể làm từ các vật liệu khác nhau đáp ứng yêu cầu đặc thù của môn học. Ngoài ra bàn, ghế phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học có khả năng chống chịu nhiệt, hóa chất, cơ học, đảm bảo thuận lợi vệ sinh và bảo dưỡng;d) Hệ thống tủ, kệ, giá đỡ chuyên dùng trong phòng học bộ môn, phòng chuẩn bị và phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp hợp lý để cất giữ, bảo quản thiết bị dạy học;
    đ) Tủ thuốc y tế trong phòng học bộ môn được trang bị thuốc và dụng cụ y tế thiết yếu dùng để sơ cấp cứu khi xảy ra sự cố, được treo cố định ở nơi hợp vệ sinh, dễ quan sát, dễ dàng tiếp cận và thuận tiện sử dụng;

    e) Hệ thống rèm cửa phòng học bộ môn được bố trí để có thể che ánh sáng cục bộ hoặc toàn bộ phòng học.
Chương IV
YÊU CẦU KỸ THUẬT PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 9. Nền và sàn nhà phòng học bộ môn 
Nền và sàn nhà phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Nền và sàn nhà phòng học bộ môn đảm bảo dễ làm vệ sinh, không trơn trượt, không có kẽ hở, không bị mài mòn, không bị biến dạng, chống được ẩm, tránh được hiện tượng nồm ướt và chịu được tác động của hoá chất.
Điều 10. Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn
Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Ngoài ra, phòng học bộ môn được bố trí 02 cửa ra vào phía đầu và cuối phòng.
Điều 11. Hệ thống cấp thoát nước
  1. Hệ thống thoát nước cho khu vực phòng học bộ môn được bố trí riêng, được đặt ngầm trong tường, nền nhà hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa.
  2. Phòng học bộ môn Hóa học, Sinh học được bố trí hệ thống chậu rửa, vòi nước, đường thoát nước gắn với bàn học; Phòng học bộ môn Vật lí, Khoa học tự nhiên, Mĩ thuật có thể được bố trí hệ thống chậu rửa, vòi nước ở phía cuối phòng; Vật liệu, kích thước chiều rộng, chiều sâu của chậu rửa phải đáp ứng các yêu cầu đặc thù của môn học.
  3. Các phòng học bộ môn khi hoạt động tạo ra chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường phải có hệ thống xử lý chất thải.
Điều 12. Hệ thống chiếu sáng, cách âm, kỹ thuật điện
  1. Chiếu sáng tự nhiên trong phòng học bộ môn phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên từ phía tay trái khi học sinh ngồi hướng lên bảng. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời đảm bảo thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch.
  2. Chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môna) Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn phải tuân thủ các yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chiếu sáng hiện hành;b) Áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong phòng học bộ môn (chiếu sáng đồng đều và chiếu sáng cục bộ). Mật độ công suất chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chiếu sáng hiện hành.
  3. Phòng học bộ môn Âm nhạc được thiết kế cách âm để tránh tiếng ồn với khu vực xung quanh.
  4. Phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ, Công nghệ, Vật lí được trang bị hệ thống điện xoay chiều (các loại điện áp phổ biến) và một chiều (điều chỉnh 0-24V/2A). Ổ cắm điện phải có hộp hoặc lưới bảo vệ.
Điều 13. Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
  1. Phòng học bộ môn được bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo. Ngoài ra, phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh học được lắp đặt các thiết bị như tủ sấy, tủ hút, thoát khí thải, mùi và hơi độc.
  2. Phòng học bộ môn có thể được trang bị máy điều hòa không khí.
Điều 14. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy
Phòng học bộ môn phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy và chữa cháy hiện hành.
BigSchool: Các bạn có thể tải toàn bộ nội dung Dự thảo Thông tư và Quy định mới để xem chi tiết. 
Các ý kiến góp ý xin gửi về theo địa chỉ:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cục Cơ sở vật chất, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà trưng, Hà Nội (góp ý bằng văn bản).
- Các góp ý gửi qua Email: cuccsvc@moet.gov.vn.
Thời hạn góp ý đến ngày 16/2/2020.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates