SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Những lưu ý và 6+ cách xây dựng một khóa học E-learning

Chẳng có thứ gì trên đời này nhàm chán cả, vì thế đừng viện cớ nếu khóa học E-learning của bạn thất bại! Nếu đồng nghiệp, khách hàng và bạn bè nghĩ rằng các khóa học trực tuyến của bạn nhàm chán, họ sẽ không bao giờ hiểu được lợi tích tối ưu từ các khóa học mà bạn đã dày công xây dựng nên. Nếu nội dung khóa học của bạn không thu hút, hãy thêm ngay một chút sáng tạo và gia vị cho khoá học. Dưới đây là một vài ý tưởng mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay:

1. Tìm ra khía cạnh khiến nội dung nổi bật

thiết kế bài giảng e-learning thú vị
Điểm nổi bật là từ khóa ở đây. Điều gì khiến những bài giảng trực E-learning trở nên nổi bật?
Có thể là học viên thu được nhiều lợi ích từ khóa học trực tuyến hoặc cảm thấy tuyệt vời sau khi hoàn thành quá trình học tập. Có thể khóa học giúp họ giải quyết một vấn đề họ đang quan tâm một cách triệt để. Có thể là chúng thực sự vui nhộn theo một cách nào đó. Việc học thật sự cần nhiều nỗ lực, nhưng học viên sẽ không bao giờ đổ mồ hôi cho một việc mà họ chẳng rõ lý do. Hãy chỉ cho học viên về những gì họ sẽ đạt được từ khóa học E-learning một cách thật rõ ràng và cách thức để họ có thể áp dụng những thứ học được vào đời sống hàng ngày.

2. Hình ảnh có sức mạnh rất lớn trong bài giảng E-learning

thiết kế bài giảng e-learning thú vị
Không ai thích nội dung chỉ toàn chữ. Đó chính là điều khiến các khóa học vốn thú vị trở nên thật nhàm chán! Hình ảnh không chỉ giúp việc truyền tải nội dung nhanh hơn, chúng còn tăng sự chú ý của học viên một cách đáng kể nếu được sử dụng phù hợp thay thế cho chữ viết. Nhưng đừng sử dụng hình ảnh hay yếu tố thị giác một cách không có mục đích. Hãy sử dụng khéo léo những bức ảnh nhằm truyền tải cảm hứng mà bạn muốn khơi gợi cho học viên. Học viên sẽ yêu thích tham gia khóa học của bạn nếu như bạn chạm được vào những cảm xúc tích cực. Nếu học viên được tác động bởi những hình ảnh mạnh tràn đầy cảm hứng, họ cũng sẽ trở nên hào hứng với khóa học và tích cực tham gia khóa học hơn. Gợi ý: Nếu bạn đang sử dụng hình ảnh của một người, hãy cố tìm kiếm hình ảnh mà người trong bức ảnh có sự tương tác trực tiếp người xem.

3. Xây dựng nội dung dễ tiếp cận

thiết kế bài giảng e-learning thú vị
Tương tự như các trang web hay các thông điệp marketing, dễ tiếp cận là yếu tố then chốt cần được đưa vào bất kỳ khóa học trực tuyến nào. Để một khóa học trực tuyến đạt quả, bạn cần phải cẩn thận khi thiết kế định dạng và bố cục của phần hiển thị trên màn hình, việc sắp xếp nội dung và khoảng cách các yếu tố (phần chữ, phần hình ảnh,…). Đặc biệt, bạn cần một nội dung giúp học viên dễ theo dõi. Đáng tiếc, rất nhiều nhà thiết kế khóa học trực tuyến lại tin rằng chỉ cần đưa các nội dung của một bài thuyết trình hoặc một văn bản PDF lên trên màn hìnhlà đã đủ rồi. Đó chính là vấn đề. Một khóa học trực tuyến với nội dung khó đọc sẽ không bao giờ hữu dụng và thật nhàm chán. Hãy chia nhỏ nội dung của bạn thành nhiều tiêu đề, phụ đề để chúng có thể đọc như một mục lục lớn. Hình thức này được gọi là “phân cấp trực quan”. Có hai lý do chính khiến tiêu đề phụ đề trở nên quan trọng:
– Chúng dễ đọc. Chúng tôi đưa các tiêu đề lớn vào bài viết này và bạn có thể thấy rõ cấu trúc bài viết cũng như dễ dàng tìm được bất kỳ thông tin nào bạn cần. Hầu hết mọi người sẽ đọc lướt qua các tiêu đề trước khi đọc nội dung, do đó hãy tận dụng nó làm lợi thế và đưa ra một bố cục hợp lý.
– Thu hút sự chú ý. Các đoạn chữ đẹp và bắt mắt tạo ấn tượng và giúp nội dung trở nên dễ nhớ hơn vì mọi người bị lôi cuốn bởi hình ảnh.

4. Đính kèm Video

thiết kế bài giảng e-learning thú vị
Video là cách tốt nhất để tạo nên sự chú ý của người học, được thể hiện qua số lượt xem trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chúng không chỉ trực quan sinh động mà còn chứa câu chuyện, và khán giả thích điều đó. Xu hướng tương tự cũng xuất hiện trong giáo dục trực tuyến. Sau tất cả, bộ não con người có xu hướng tham gia tốt hơn với các cuộc hội thoại thực tế (nơi mà âm thanh và các cử chỉ, hình ảnh động tạo nên một trải nghiệm đa chiều). Và đó là tất cả những gì video có: sự kết hợp chữ, hình ảnh và âm thanh giúp học viên như được nhập vai vào môi trường học thực tế. Đưa video vào các khóa học trực tuyến là phương pháp thú vị, trực quan và hiệu quả đối với nhiều phong cách học tập hơn là cách tiếp cận “đọc nội dung này thật nhiều lần”. Video có thể được ứng dụng nhằm đưa vào nhiều trải nghiệm cảm quan và thực tế hơn cho các khóa học của bạn – từ video tự quay hay các mẹo của chuyên gia, lời chứng thực và các ví dụ,… Do đó, nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của học viên và cung cấp thông tin cho họ một cách có hiệu quả, hãy cân nhắc việc đưa thêm video vào khóa học trực tuyến của bạn. Có thể đơn giản là quay một ai đó đang diễn thuyết, hoặc có thể là một sản phẩm video được sản xuất kỳ công, nhưng dù là cách nào, nó cũng mang đến cho người học những điều thú vị.

5. “Tôi hiểu bạn”

thiết kế bài giảng e-learning thú vị
Hãy đồng cảm và thực tế để nhân bản hóa khóa học trực tuyến của bạn. Đặt mình vào vị trí của học viên, đưa ra nhiều hỗ trợ hữu ích như các tính năng bổ trợ hoặc thời gian ước tính để đọc một đoạn văn bản. Làm mọi thứ trở nên thú vị và dễ sử dụng. Một phần mềm làm rất tốt điều này là Freshbooks – phần mềm quản lý thời gian. Quản lý thời gian không phải là một việc vui nhộn, nhưng phần mềm này đôi khi sẽ nhắc nhở người sử dụng bằng những mẩu tin nhắn hài hước như “Làm tới đi!” hoặc “Pow!”. Các chi tiết hài hước và dễ thương sẽ khiến những trải nghiệm vốn nhàm chán trở nên thú vị.

6. Giảng dạy bằng các tình huống thực tiễn

thiết kế bài giảng e-learning thú vị
Nếu được sử dụng một cách thích đáng, các tình huống thực tiễn có thể trở thành công cụ mạnh mẽ: thay vì trình bày các khái niệm, hãy dùng những sự kiện có thật để kể câu chuyện mang tính thuyết phục. Kể chuyện là chế độ tự nhiên của não bộ con người, đây chính là lý do vì sao chúng ta thấy xem phim vui hơn là đọc từ điển. Chúng ta trải nghiệm những câu chuyện như thể chúng đang thực sự xảy đến với ta. Đây là một phác thảo để kể chuyện hiệu quả:
–  Đầu tiên, xác định được những vấn đề mà học viên đang phải đổi mặt trong thực tế.
–  Giải thích cách nó ảnh hưởng đến họ, thường là các vấn đề về tiền bạc và thời gian. Giải thích điều gì ngăn họ không có những hành động sớm hơn hoặc theomột cách khác, hoặc những gì họ đã cố gắng làm để giải quyết vấn đề này.
– Giải thích làm thế nào để giải quyết vấn đề.
– Kết thúc bằng việc tình trạng này sẽ thay đổi tích cực hơn như nào.

7+ Lưu ý và đánh giá khi xây dựng dịch vụ E-learning

1. Đánh giá về mục tiêu

  • Bài giảng E-learning đã mô tả đúng mục tiêu, tinh thần của khóa đào tạo chưa?
  • Mức độ chính xác của nội dung bài giảng, phong cách truyền đạt có giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ không
  • Có đáp ứng các đặc tính cơ bản của bài giảng trực tuyến như: học mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng tính cá thể trong học tập

2. Lưu ý về kĩ năng trình bày

  • Màu sắc không lòe loẹt
  • Không có tạp âm, nhạc nền vừa phải
  • Chữ đủ to, rõ ràng
  • Không ghi nhiều chữ chi chit
  • Các title chủ đề đã được đặt ở vị trí thích hợp
  • Bố cục, các phân chia các phần rõ ràng, hợp lý

3. Đánh giá về kĩ năng thuyết trình, thuyết minh

  • Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối
  • Đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học suy nghĩ
  • Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có.
  • Đáp ứng tiêu chí tự học
  • Có nội dung phù hợp
  • Có tính sư phạm.

kỹ năng multimedia

4. Lưu ý về kỹ năng muiltimedia

  • Âm thanh, hình ảnh, video clip
  • Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC
  • Công cụ dễ sử dụng, có thể dùng online và offline (giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi)

5. Đánh giá kỹ năng đặt câu hỏi

Soạn các câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủđộng. Có những nội dung không nên giảng luôn,mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.

6. Lưu ý về các dạng Quiz, game trong bài giảng

  • Về nội dung: tóm tắt được các kiến thức chính trong bài giảng, ngắn gọn, dễ nhớ
  • Về hình thức: các quiz, game vui nhộn, minh họa phong phú, cách chơi game dễ dàng

7. Đánh giá các nguồn tư liệu, tài liệu liên quan trong bài giảng điện tử

  • Tính chính xác
  • Chú ý tránh việc trích dẫn tràn lan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates