SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Kinh doanh các sản phẩm giáo dục


1. Phân loại các sản phẩm giáo dục

Trong kinh doanh các sản phẩm giáo dục, có hai loại chính:
  • Kinh doanh đồ dùng, thiết bị giáo dục. Thiết bị giáo dục là những vật dụng cần thiết để hỗ trợ trong quá trình dạy và học như: bàn, ghế, bảng, đồ dùng học tập,... Hiện nay, việc đầu tư vào kinh doanh giáo dục ngày càng mở rộng. Chính vì vậy, đầu tư vào kinh doanh thiết bị giáo dục là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng, mở rộng được nhiều đối tượng khách hàng.
  • Kinh doanh dịch vụ giáo dục. Đây là loại kinh doanh phổ biến hơn. Dịch vụ giáo dục có thể là các khóa học, trung tâm ngoại ngữ,  trung tâm tiếng anh trực tuyến hoặc có cơ sở riêng.

Kinh doanh các sản phẩm giáo dục đang thu hút các nhà đầu tư

2. Kinh doanh các sản phẩm giáo dục siêu lợi nhuận

Thị trường giáo dục đang tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Kinh doanh các sản phẩm giáo dục sẽ mang đến cho chủ đầu tư và cơ sở kinh doanh trở thành kinh doanh siêu lợi nhuận. Vậy nên, cơ hội kinh doanh trong ngành giáo dục hấp dẫn do:

Nhu cầu của xã hội cho giáo dục ngày càng tăng

Hiện nay, ở Việt Nam số trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 14 tuổi khá nhiều. Đây là độ tuổi “vàng” cho sự phát triển não bộ và tư duy. Vì thế, các bậc cha mẹ thường có xu hướng cho con học thêm từ bé, để có kiến thức nền vững chắc về mọi mặt, nắm được nhiều kỹ năng quan trọng, đảm bảo con có thể vững bước trong tương lai.

Trung bình gia đình Việt dành 47% chi tiêu cho giáo dục

Theo một khảo sát nghiên cứu thị trường, có ý kiến cho rằng, khoảng 47% chi tiêu của người dân Việt được dành cho giáo dục. Các bậc phụ huynh sẵn sàng chi một khoản lớn để đầu tư giáo dục cho con cái. Từ trước đến nay, mặc dù có nhiều cải thiện nhưng số lượng và chất lượng của giáo dục công lập vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người học. Đây chính là cơ hội lớn để cho các thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục.
Gia đình Việt đầu tư cho giáo dục
Gia đình Việt luôn chú trọng đầu tư vào giáo dục 

42% dân số Việt Nam ở độ tuổi “vàng” tiếp nhận kiến thức

Thực tế, 42% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi - độ tuổi vàng cho gần như tất cả các chương trình giáo dục. Đây là thời điểm thích hợp nhất để tiếp thu kiến thức, rèn luyện não bộ cũng như nhiều khả năng khác. Chính vì những tiềm năng vốn có này mà kinh doanh các sản phẩm giáo dục luôn được nở rộ.

3. Mô hình, ý tưởng kinh doanh sản phẩm giáo dục hấp dẫn

Nhượng quyền giáo dục

Kinh doanh nhượng quyền giáo dục là cho phép một cá nhân hay một tổ chức được kinh doanh sản phẩm, chương trình giáo dục theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thực hiện trong thực tế của bên sở hữu trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỉ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu.
Về phía nhận nhượng quyền, đối tác có nhiều cơ hội để phát triển mà không cần mất quá nhiều thời gian để tạo dựng thương hiệu. Thêm vào đó, bên nhận nhượng quyền còn được đảm bảo về sự hỗ trợ chu đáo của bên sở hữu về chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ thành lập, hoạt động, truyền thông và quảng bá. Đặc biệt là kinh doanh nhượng quyền sẽ giúp đối tác tránh và giảm thiểu tối đa các rủi ro - cái đáng sợ nhất trong kinh doanh.

Dạy học online

Học online đang là xu hướng mới của giới trẻ
Dạy và học online là mô hình kinh doanh đã xuất hiện khá nhiều trên thị trường giáo dục Việt Nam. Đây là một mô hình học khá linh hoạt cho người học về cả thời gian và không gian. Đồng thời dạy học online còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người dạy và người học.Thực tế, có rất nhiều người ưa chuộng mô hình học này vì sự tiện lợi của nó.
Để phát triển mô hình kinh doanh giáo dục trực tuyến, ngoài hạ tầng công nghệ thông tin, chủ đầu tư cần tìm được đội ngũ giáo viên giỏi về cả chuyên môn lẫn nghiệp vụ để đảm bảo hiệu quả nhất cho quá trình dạy và học.

Trung tâm tiếng Anh

Hình ảnh các trung tâm tiếng anh
Các trung tâm tiếng anh hiện nay tập trung tại các thành phố lớn
Tiếng Anh là một ngôn ngữ đang được nhiều các bạn trẻ từ nhỏ đến lớn quan tâm và theo đuổi. Nó vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình học tập và làm việc. Chính vì vậy, học tiếng Anh được rất nhiều lứa tuổi quan tâm, đặc biệt là phụ huynh và các em đang còn là học sinh.
Thực tế hiện nay số lượng trung tâm tiếng Anh trên thị trường giáo dục Việt chất lượng vẫn còn khá ít và phần lớn tập trung ở các thành phố lớn. Do vậy, đầu tư vào ý tưởng mở trung tâm tiếng anh cần có những hướng đi mới, tạo sự khác biệt nhưng vẫn đúng tiêu chuẩn.

Kinh doanh đồ chơi giáo dục


Nhà đầu tư không cần đầu tư nhiều vốn vẫn có thể kinh doanh đồ chơi giáo dục
Đồ chơi giáo dục là những thiết kế như bộ gỗ xếp hình...nhằm giúp những đứa trẻ tăng thêm niềm say mê với học tập. Các em không chỉ được chơi, mà còn thu nhận được nhiều kiến thức qua từng món đồ chơi đó. Chính vì thế, ý tưởng kinh doanh đồ chơi giáo dục rất thực tế và nhận được nhiều nhà đầu tư muốn khởi nghiệp.

Kinh doanh thiết bị giáo dục


Kinh doanh thiết bị giáo dục là mô hình tiềm năng nhưng đầy thách thức
Thiết bị giáo dục là những vật dụng cần có để hỗ trợ trong quá trình dạy học như: bàn, ghế, bảng, đồ dùng học tập,... Hiện nay, việc đầu tư vào kinh doanh giáo dục ngày càng cao, đồng nghĩa với việc các cơ sở kinh doanh giáo dục đang ngày càng được mở rộng.
Các nhà đầu tư khi đã bắt đầu xác định kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục thì lập tức sẽ xây dựng lên ý tưởng hoặc mô hình kinh doanh riêng. Không đâu khác, đầu tư vào kinh doanh các thiết bị giáo dục là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng, mở rộng được nhiều đối tượng khách hàng.
Kinh doanh các sản phẩm giáo dục là một địa hạt tiềm năng cần được khai thác và đầu tư nhiều hơn nữa. Tuy vậy, cũng có khá nhiều những mô hình kinh doanh giáo dục khác mang lại lợi nhuận và lợi ích như “kinh doanh nhượng quyền”. Các nhà đầu tư nên có sự cân nhắc kỹ càng khi chọn lựa và có thể kết hợp giữa kinh doanh các sản phẩm giáo dục cùng các loại hình khác để gia tăng tính hiệu quả và khả năng sinh lời.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates