SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

"Sách giáo khoa theo chương trình mới được thể hiện khác biệt"

Chiều 22/11, Bộ GD&ĐT sẽ công bố quyết định phê duyệt những bộ/cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới để áp dụng từ năm học 2020- 2021 theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Cô Hoàng Thị Minh Thanh - giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai), thành viên hội đồng thẩm định sách giáo khoa Âm nhạc lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 - cho biết hội đồng này đã thẩm định 5 bản thảo sách giáo khoa.
Các bản mẫu đều được tác giả xây dựng công phu, trên cơ sở tuân thủ định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông với trọng tâm là chuyển mục tiêu giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực.

Cô Hoàng Thị Minh Thanh - giáo viên âm nhạc trường Tiểu học Kim Đồng, TP Lào Cai.
Các bản mẫu sách giáo khoa đều có quan điểm biên soạn riêng. Cách thức thể hiện, sắp xếp chủ đề bài học và lựa chọn ngữ liệu sử dụng trong sách giáo khoa có khác biệt. Ví dụ, cùng nói về chủ đề mùa xuân, mỗi cuốn sách lại giới thiệu tới học sinh một bài hát khác nhau.
Trong phần thường thức âm nhạc, có sách giáo khoa lựa chọn “kể” cho học sinh nghe câu chuyện về nhạc sĩ thần đông Mozart, có sách giới thiệu nhà soạn nhạc nổi tiếng khác.
PGS Đào Đức Doãn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 1 - cho biết 6 bản mẫu sách giáo khoa môn này đều có những sáng tạo và nét độc đáo riêng.

 PGS Đào Đức Doãn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK môn Đạo đức
Cùng dạy về chủ đề “Yêu thương gia đình”, có sách cho học sinh khởi động bằng bài hát “Cả nhà thương nhau”, nhạc và lời Phan Văn Minh, có sách lựa chọn hát các bài “Ba ngọn nến lung linh”, sáng tác Ngọc Lễ, “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” của Nguyễn Văn Chung… Những câu chuyện để học sinh kể theo tranh và trả lời câu hỏi cũng đa dạng trong từng bản thảo sách.
Theo PGS Đào Đức Doãn, các tác giả sách giáo khoa đều là những nhà khoa học và mỗi người có cá tính, quan điểm, cách thể hiện riêng. Hội đồng thẩm định làm việc trên cơ sở dựa vào chương trình giáo dục phổ thông mới, các văn bản quy định tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, đồng thời tôn trọng sự khác biệt của các tác giả.
Sự khác biệt của các bộ sách giáo khoa, theo ông Doãn, là điều tất yếu khi bản thân chương trình giáo dục phổ thông 2018 có tính mở, trao quyền chủ động sáng tạo trong cách diễn giải vấn đề, cách sử dụng ngữ liệu, phương pháp sư phạm cho tác giả sách giáo khoa.
Theo GS Trần Kiều - Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa môn Toán lớp 1 - một số bản mẫu sách giáo khoa có những điểm giống nhau là không thể tránh khỏi. Mỗi quyển sách phải thể hiện đầy đủ nội dung đã quy định trong cấu trúc khung, cũng như các yêu cầu đối với từng chủ đề.
Với 6 bản mẫu sách giáo khoa môn Toán, sự khác biệt thể hiện ở triết lý giáo dục, cách thức trình bày, việc sắp xếp trật tự chủ đề, cách dẫn dắt học sinh khám phá cái mới, cách tổ chức dạy học để tạo hứng thú cho người học.
Sự thể hiện yêu cầu tích hợp và phân hóa, việc tạo cơ hội cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và cách thức đánh giá... trong mỗi bản thảo sách giáo khoa môn Toán lớp 1 cũng khác nhau. Điều đó tạo nên sắc thái riêng của mỗi bản sách giáo khoa.
(Theo Zing.vn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates